Nấm phụ khoa candiada là một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu cho chị em nữ giới. Đây là căn bệnh mà bất kì phụ nữ nào cũng có thể mắc phải, và nếu không điều trị sớm triệt để thì bệnh sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm âm đạo do nấm phụ khoa Candida gây ra như thế nào? cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nấm phụ khoa candida(Candida albicans) là một loại nấm sống trong cơ thể người (thường có trong miệng, vòm họng, ruột, đường tiêu hóa và âm đạo…) candida là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra viêm âm đạo chỉ đứng sau “nhiễm khuẩn âm đạo“ (theo thống kê, nấm candida là tác nhân chính khiến 75% phụ nữ mắc viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời, 50% nhiễm ít nhất 2 lần trong đời và khoảng 5% phụ nữ nhiều hơn 3 lần trong đời)
Ở điều kiện bình thường, nấm candida chỉ xuất hiện với số lượng nhỏ và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khi môi trường bên trong âm đạo thay đổi, mất cân bằng độ PH tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây viêm âm đạo như:
– Sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng lớn
– Quan hệ tình dục không an toàn gây lây, nhiễm
– Vệ sinh chưa đúng cách
– Sử dụng quần lót chật, bó tạo ra môi trường thiếu thông thoáng
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ có thai như: sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân và dễ mắc các bệnh về mắt. Nghiêm trọng hơn còn có vô sinh, sảy thai, ung thư cổ tử cung….
Triệu chứng chính của viêm âm đạo do nấm là ngứa dữ dội kèm theo cảm giác bỏng rát gây khó chịu, khí hư có màu trắng đục hoặc vón cục, soi gương có thể thấy khí hư bám vào thành âm đạo. Có thể đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục.
Những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm âm đạo và cách phòng ngừa
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm âm đạo
– Phụ nữ đang mang thai
– Sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết (thuốc tránh thai)
– Người mắc bệnh tiểu đường (thường có ở những trường hợp nghiêm trọng)
– Cơ thể có hệ thống miễn dịch suy yếu (người nhiễm HIV, người đang trong quá trình hóa trị)
– Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh (kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời cũng diệt luôn lợi khuẩn có lợi gây mất cân bằng tạo điều kiện cho nấm candida phát triển)
– Tránh mặc những loại quần bằng chất liệu ni-lông vào những ngày có thời tiết nóng ẩm, chất vải ni-lông gây ra sự bí bách mồ hôi không thoát được dẫn đến môi trường âm đạo thiếu sự thông thoáng tạo điều kiện cho nấm candida bùng phát
– Sử dụng đồ lót có chất liệu bông có khả năng thấm hút tốt tạo sự khô thoáng, nên tránh những loại quần bó sát, thiếu độ thông thoáng.
– Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ kê toa.
– Vệ sinh đúng cách (mỗi lần đi vệ sinh bạn nên lau khô vùng kín, chú ý tuyệt đối lau từ trước ra sau tránh vi khuẩn xâm nhập vào “vùng kín”. thời điểm có kinh nguyệt nên thường xuyên rửa “cô bé” bằng nước ấm và lau khô)
Chuẩn đoán:
Viêm âm đạo do nấm candida thường có dấu hiệu và triệu chứng tương tự như các loại Viêm âm đạo khác. Vì vậy, nếu có những triệu chứng như trên sau một tuần không khỏi thì bạn đã bị viêm âm đạo, lúc này bạn cần tìm đến một phòng khám phụ khoa uy tín tiến hành xét nghiệm loại viêm âm đạo mà bạn nhiễm.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính (+) với nấm phụ khoa candida bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cách chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã xác định được nguyên nhân gây bệnh phụ khoa do nấm hoặc trước đây bạnđã từng bị viêm phụ khoa do nấm candida gây ra thì khả năng tái phát rất cao, nếu triệu chứng bệnh nhẹ bạn có thể dùng những biện pháp dưới đây điều trị tại nhà.
Biện pháp điều trị viêm âm đạo do nấm phụ khoa Candida tại nhà
– Lưu ý: bạn chỉ nên điều trị tại nhà khi bệnh còn mới chưa có những dấu hiệu nặng, ngưng điều trị và đến phòng khám khi bệnh không có dấu hiệu giảm, bệnh càng ngày càng nặng.
Điều trị bằng lá trầu không và lá trà xanh:
Lá trầu không (betel pepper) theo đông y trầu không là cây thuốc có vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng trừ phong, tiêu viêm sát trùng kháng khuẩn. Tinh dầu trong trầu không có tác dụng ức chế các vi khuẩn, chủng nấm…
Cách làm: rửa sạch lá trầu không (hoặc trà xanh) rồi vò nát ra cho vào một cái ấm bỏ thêm một nhúm muối sau đó đun sôi khoảng 15p rót lấy nước pha thêm nước lạnh cho ấm, dùng nước đó rửa vùng kín (ngâm càng tốt) nếu nước lạnh bạn pha thêm chút nước nóng sao cho nước hơi âm ấm là được. Ngày thực hiện 2-3 lần càng tốt.
Lưu ý: dùng nước sạch, dụng cụ vệ sinh sạch tránh gây thêm nghiêm trọng cho bệnh.
Sử dụng sữa chua không đường:
Trong sữa chua có probiotic được chứng minh có rất nhiều lợi khuẩn có ích giúp tiêu diệt các vi khuẩn và nấm gây hại cho con người sử dụng sữa chua không đường bôi lên “cô bé” có tác dụng kháng viêm rất tốt.
Lưu ý: không sử dụng sữa chua có đường, đường sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại phát triển.
Sử dụng tỏi trong bữa ăn hằng ngày:
Không thể phủ nhận vai trò của tỏi trong bữa ăn hằng ngày nhưng ít ai biết rằng tỏi còn có tác dụng kháng viêm nhiễm âm đạo, chữa nhiễm trùng đường tiểu, mỗi ngày ăn 2-3 tép tỏi không những hiệu quả mà tác dụng phòng, ngừa viêm âm đạo rất tốt.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã chia sẻ về bệnh viêm âm đạo do nấm phụ khoa candida gây ra. Hi vọng những thông tin này đã hữu ích cho chị em phụ nữ.
#namamdao #viemamdao