Bệnh viêm âm đạo ở trẻ em có thể gặp phải khi vùng kín của các bé gái không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Gần đây có rất nhiều bà mẹ gửi thư về hòm thư giải đáp thắc mắc của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế thắc mắc rằng con gái họ có bé mới 2 tuổi, 3 tuổi, 4 -5 tuổi bị viêm âm đạo, muốn bác sĩ tư vấn cách chữa trị. Đây cũng chính là nội dung mà bài viết hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc cha mẹ về cách vệ sinh sinh phòng ngừa bệnh vùng kín cho các bé gái.
Vì chủ quan không nghĩ rằng con gái mới 3 tuổi bị viêm âm đạo nên chị Thanh Hằng (Từ Liêm, Hà Nội) không cho bé đi thăm khám tại cơ sở y tế khi thấy vùng kín của con có hiện tượng ngứa ngáy và nổi mụn. Chị Hằng để con ở nhà và áp dụng biện pháp vệ sinh bằng nước muối loãng hàng ngày với suy nghĩ trẻ con không thể bị viêm nhiễm phụ khoa được.
Đến khi tình trạng con nặng hơn, vùng kín tấy đỏ, có “mùi” hôi tanh khó chịu, chị mới cho con đến bác sĩ thăm khám thì bé đã bị viêm nhiễm âm đạo dạng nặng và có dấu hiệu viêm nhiễm vào sâu bên trong. Chị Thanh Hằng rất hối hận vì sự sơ suất của mình mà con gái mới tổn hại vùng kín nặng như vậy.
Đôi khi chính vì sự thiếu hiểu biết của cha mẹ nên con cái mới phải chịu những tổn thất tinh thần và sức khỏe nặng nề như vậy. Nhằm giúp các bà mẹ hiểu về bệnh viêm âm đạo ở trẻ em hơn, bác sĩ Hà Thị Huệ - Bác sĩ có kinh nghiệm 20 năm trong ngành sản phụ khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội sẽ chia sẻ đến chị em nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị, cách phòng tránh bệnh viêm nhiễm âm đạo ở trẻ.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm nhiễm âm đạo ở các bé gái mà người mẹ nên lưu ý đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Cụ thể các nguyên nhân có thể kể đến là:
Nguyên nhân chủ quan gây viêm âm đạo ở trẻ em
Các nguyên nhân này chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ, nhất là việc mẹ lơ là chuyện vệ sinh vùng kín cho con khi các con còn quá nhỏ chưa biết tự chăm sóc và bảo vệ mình.
- Trẻ vệ sinh không đúng cách: Ở tầm tuổi này các bé gái rất thích những thứ có mùi thơm nên đôi khi có thể do dùng xà bông tắm vệ sinh vùng kín hoặc dùng quá nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ của mẹ để vệ sinh cho “cô bé”. Điều này gây mất cân bằng môi trường âm đạo, dị ứng hóa chất dẫn đến bệnh viêm âm đạo ở trẻ em.
- Mặc quần chip quá chật: Việc các con mặc quần chip chật, không phù hợp với cơ thể hoặc bé mặc quần chip lâu ngày nhưng mẹ không nhắc bé thay quần khác là nguyên nhân khiến âm đạo của trẻ bị viêm nhiễm.
- Do trẻ mắc các bệnh về da: Các bệnh da liễu xảy ra ở vùng kín như bệnh viêm da dị ứng (vùng kín hay bị ban đỏ, sần cục…), bệnh vảy nến ở trẻ nếu không được quan tâm chữa trị đúng mức sẽ khiến lây lan đến âm đạo và gây viêm nhiễm.
- Do bị giun kim: Các bà mẹ chắc rất bất ngờ trước nguyên nhân giun kim gây viêm nhiễm âm đạo ở trẻ em phải không nào? Thông thường giun kim ở đường ruột thông qua phân sẽ truyền lên âm đạo hoặc trứng giun kim thông qua đồ chơi, bàn tay, đồ ăn….gây viêm âm đạo ở trẻ. Đây được xem là nguyên nhân viêm âm đạo khá phổ biến nên các mẹ cần chú ý.
Bệnh viêm âm đạo ở trẻ em do nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân này xuất phát từ việc cơ quan sinh dục của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, buồng trứng và các cơ quan trong phần phụ chưa hoạt động, thiếu hụt nội tiết tố nữ nên âm đạo có thể gặp viêm nhiễm nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Trẻ em chưa dậy thì, các bé thiếu đi lớp màng chắn bảo vệ, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại như: chưa có lông mu, hai môi lớn, nhỏ chưa phát triển… khiến các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn… dễ dàng xâm nhập vào vùng kín. Các tác nhân này có thể gây ra viêm âm đạo ở trẻ.
Mẹ nhất định phải chú ý đến trẻ vì ở độ tuổi này trẻ còn mải chơi chưa để ý đến cơ thể nhất là những vấn đề về vùng kín. Trẻ thường làm theo cảm tính cứ thấy ngứa là gãi nên có thể khiến vùng kín viêm nặng hơn, tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu thấy con có những biểu hiện bất thường sau đây mẹ nên cho con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay.
- Trẻ kêu bị ngứa rát vùng kín, nóng đỏ âm đạo, thường xuyên dùng tay gãi vùng kín.
- Âm đạo xuất hiện dịch màu trắng đục hoặc vàng xanh, mùi hôi tanh.
- Bộ phận sinh dục ở trẻ hơi sưng đỏ, đi tiểu sót và trẻ sợ hãi kêu khóc mỗi lần đi tiểu.
- Trẻ bứt rứt khó chịu, kém ăn, đôi khi có thể đi tiểu nhiều hơn hoặc đái dầm ở trẻ lớn.
Mẹ hãy giúp con nhận biết sớm các dấu hiệu viêm âm đạo để chữa trị sớm nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.
Thay vì chủ quan như chị Thanh Hằng ở trên, khi thấy các biểu hiện viêm nhiễm con gặp phải, tốt nhất mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế uy tín thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và có biện pháp điều trị bệnh viêm âm đạo ở trẻ em kịp thời tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.
Vì cơ thể trẻ còn quá nhỏ nên viêm âm đạo đặt thuốc gì sẽ được các bác sĩ cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng dựa trên mức độ bệnh gặp phải. Thông thường các loại kháng sinh chuyên biệt dành cho trẻ em và liều lượng cụ thể sẽ được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp này.
Các bà mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh tại nhà, không áp dụng các mẹo dân gian truyền miệng khi chưa phát hiện được nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ viêm nhiễm vùng kín ở trẻ. Việc mẹ tự ý cho trẻ uống thuốc chỉ làm tình trạng bé thêm nặng và làm tăng các biến chứng bệnh viêm âm đạo ở trẻ em nguy hiểm hơn.
Ngoài việc thăm khám tại cơ sở y tế và phòng khám phụ khoa uy tín các mẹ nên:
Vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thay quần chip cho trẻ mỗi ngày.
Không cho trẻ tiếp xúc hóa chất rửa vùng kín hay thụt rửa trong âm đạo.
Bổ sung các chất dinh dưỡng rau, củ, quả có màu đỏ đặc biệt là tỏi và sữa chua để bệnh viêm âm đạo ở trẻ nhanh khỏi.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa Hà Thị Huệ - phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế về bệnh viêm âm đạo ở trẻ em. Hi vọng với những thông tin chia sẻ này đã giúp cho các mẹ hiểu rõ hơn về viêm âm đạo ở trẻ. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với bác sĩ chuyên khoa tại khung chat bên dưới hoặc gọi điện thoại tới số 0243.8255.599 để được giải đáp thắc mắc
#viemamdao #benhviemamdao