Theo số liệu thống kê cho biết: chị em nữ giới mang thai có nguy cơ bị nấm âm đạo ngày càng nhiều, do khi mang thai nội tiết trong cơ thể thai phụ thay đổi dẫn đến tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển và gây bệnh. Nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao ? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Thắc mắc:
” Tôi đang mang thai được 23 tuần tuổi, nhưng tôi gặp phải một số dấu hiệu bị nấm âm đạo như mùi hôi, huyết trắng xuống nhiều và có màu xanh nhạt. Còn 1 tháng nữa tôi mới tới lịch tái khám nên tôi muốn nhờ chuyên mục tư vấn online tư vấn giùm việc bị nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không và chỉ cách chữa trị nấm âm đạo như thế nào là an toàn. Mong bác sĩ giúp đỡ. ”
( Vũ Thị Trà My, Hải Dương )
{Giải đáp thắc mắc}
Chào Trà My , thắc mắc của bạn liên quan tới căn bệnh phụ khoa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai và bạn muốn chúng tôi cho lời khuyên về cách chữa trị.
Trao đổi với bác sĩ phụ khoa được biết trong giai đoạn mang thai nếu bị nhiễm nấm âm đạo thì sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi và cả mẹ. Bởi khi nhiễm nấm gây viêm âm đạo nếu không điều trị đúng cách kịp thời có khả năng gây nên tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các cơ quan khác trong đó có cổ tử cung, tử cung nơi phôi thai làm tổ và phát triển. Do đó việc viêm nhiễm nấm âm đạo có thể gây ra tình trạng sẩy thai, suy dinh dưỡng, sinh non thiếu tháng. Hoặc trẻ sinh non có thể bị viêm phổ do nấm, nghiêm trọng hơn là khi sinh con trẻ có thể nuốt phải nấm khi sinh sẽ gây rối loạn tiêu hóa và các căn bệnh nhiễm trung đường ruột vô cùng nguy hiểm. Sức đề kháng chưa có trẻ có thể bị tử vong sau khi sinh.
Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai bị viêm âm đạo do nhiễm nấm chị em còn phải đối mặt với các tác hại nguy hiểm khác từ tác dụng phụ của thuốc tây y hoặc không khống chế tình trạng viêm nhiễm làm bệnh nặng hơn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và phôi thai.
=> Như vậy, có thể nói nhiễm nấm âm đạo khi mang thai được bác sĩ đánh giá là tình trạng nguy hiểm cần được theo dõi và chữa trị đúng cách kịp thời giảm thiểu những rủi ro nguy hại tới sức khỏe có thể xảy ra. Do đó trường hợp của mẹ Trà My có hỏi ở trên thì nếu đã nghi ngờ bị nhiễm nấm âm đạo thì cần phải tới bệnh viện phụ sản để được bác sĩ khám. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm phát hiện mầm bệnh mới có thể áp dụng các cách điều trị cụ thể nhất.
Chị em khi mang thai nên nhớ, vùng kín khi mang thai có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn do môi trường PH giai đoạn mang thai có sự thay đổi đột ngột. Vì vậy nếu trong giai đoạn mang thai cần nên hết sức thận trọng, chỉ cần quan sát thấy các biểu hiện lạ như khí hư xuống nhiều, tiểu rát buốt, ngứa vùng kín, mùi hôi… là dấu hiệu mà bạn nên đi khám ngay lập tức .
Ngay khi phát hiện bị nhiễm nấm âm đạo kèm theo mang thai các bác sĩ phụ khoa sẽ lưu ý từng mức độ viêm nhiễm để điều trị. Việc sử dụng thuốc tây y cần phải được lưu ý theo dõi cẩn thận và dùng qua đường đặt thuốc hoặc thông rửa vùng kín do bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Việc điều trị bệnh nấm âm đạo khi mang thai vô cùng phức tạp vì vậy chỉ nên điều trị tại bệnh viện để có hiệu quả điều trị đúng đắn hợp lý nhất, tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà dẫn tới những rủi ro, tác hại khó lường.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần hết sức thận trọng trong vấn đề vệ sinh vùng kín giảm tình trạng viêm, hạn chế mặc quần áo quá chật, không được thụt rửa vùng kín. Nghỉ ngơi ăn uống hợp lý kết hợp với điều trị viêm âm đạo theo bác sĩ chỉ định sẽ khỏi bệnh nhanh.
Thời gian mang thai các mẹ nên tái khám thường xuyên để theo dõi sự phát triển của trẻ đồng thời phát hiện các bất thường trong giai đoạn mang thai.
Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!
Trên đây là những thông tin chia sẻ của y bác sĩ chuyên khoa về bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Hi vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về bệnh nấm âm đạo. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với bác sĩ chuyên khoa tại khung chat bên dưới hoặc gọi điện thoại tới số 0243.8255.599 để được giải đáp thắc mắc
#viemamdao #namamdao